CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM ĐỢT 1 NĂM 2015
15:42' 3/6/2015


 

Trung tâm Quan trắc môi trường tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước ngầm so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh như sau:
 
            Chất lượng nước ngầm tại khu vực trạm cấp nước và khu dân cư nông thôn cụ thể tại trạm cấp nước Đại Hòa, trạm Phước Thể, trạm cấp nước Hàm Mỹ, trạm Đức Thuận, nhà máy nước ĐaKai.
Giá trị pH nằm trong quy chuẩn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Dao động trong khoảng từ 6,98 – 8,21.
Độ cứng đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT. Riêng đối với trạm Phước Thể (697,78 mg/l) vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (500 mg/l) 1,39 lần. 
Hàm lượng tổng chất rắn (TS) vượt chuẩn tại trạm cấp nước Hàm Mỹ (2536 mg/l) vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT 1,69 lần và trạm Phước Thể (1906 mg/l) vượt quy chuẩn 1,2 lần.
Hàm lượng Clorua tại trạm cấp nước Hàm Mỹ vượt quy chuẩn cho phép vào đợt 1 (726,79 mg/l) và trạm Phước Thể (733,28 mg/l)
Hàm lượng nhu cầu oxy sinh học (COD) có 3/5 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT là trạm cấp nước Hàm Mỹ, trạm Đức Thuận, nhà máy nước ĐaKai.
Hàm lượng coliform hầu hết các vị trí quan trắc đều có hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (3,0 MPN/100 ml)
 
              Chất lượng nước ngầm tại khu vực bãi rác, khu vực khai thác khoáng sản bao gồm tại khu vực bãi rác Bình Tú, khu vực khai thác khoáng sản Tân Thành, khu vực bãi rác xã Thô, khu vực khai thác Titan - Hòa Thắng, khu vực khai thác Titan - LaGi, khu vực khai thác Titan - Sơn Mỹ
Tại hầu hết các điểm quan trắc giá trị pH đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Độ cứng qua đợt 01 quan trắc đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT.
Hàm lượng chất rắn tổng số nước ngầm hầu hết đều nằm trong QCVN 09:2008/BTNMT.
Hàm lượng Cl-  nước ngầm đều đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (250 mg/l).
Hàm lượng COD  hầu như đều vượt quy chuẩn quy định trong đó COD cao nhất tại khu vực khai thác khoáng sản Titan Sơn Mỹ hàm lượng COD vượt chuẩn vượt chuẩn 4,8 lần.
Hầu hết các vị trí quan trắc đều có hàm lượng Coliform đều đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (3,0 MPN/100 ml) trừ khu vực bãi rác Bình Tú và khu vực khai thác Titan - Sơn Mỹ.
              Đối với chất lượng nước ngầm tại các khu vực khu du lịch bao gồm KDL Hòn Rơm, KDL Hàm Tiến, KDL bãi sau Mũi Né:
 Qua kết quả phân tích giá trị pH nước ngầm khu vực khu du lịch đều đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT.
Độ cứng trong nước ngầm đa số tại các vị trí khu du lịch trên địa bàn tỉnh đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Hàm lượng TS khu vực KDL Hòn Rơm và Hàm Tiến đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Riêng tại KDL Bãi sau Mũi Né hàm lượng TS (1998 mg/l) vượt chuẩn 1,33 lần.
Hàm lượng Cl- khu vực KDL bãi sau Mũi Né và Hàm Tiến vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT.
Hàm lượng COD vượt QCVN 09:2008/BTNMT tại tất cả 03 vị trí quan trắc
Hàm lượng Coliform vượt QCVN 09:2008/BTNMT tại KDL Hòn Rơm và KDL Hàm Tiến.
              Đối với chất lượng nước ngầm do hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản bao gồm: khu vực sản xuất nước khoáng Tuy Phong, khu vực nuôi trồng thủy sản Tuy Phong, làng nghề cụm chế biến hải sản Mũi Né, khu vực nuôi trồng thủy sản La Gi, Cụm chế biến hải sản Tân Phước:
 pH nước ngầm dao động trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT.
Độ cứng trong nước ngầm tại hầu hết vị trí quan trắc nằm trong QCVN 09:2008/BTNMT trừ khu vực nuôi trồng thủy sản Tuy Phong vượt quy chuẩn cho phép.
Hàm lượng TS nhìn chung đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT trừ khu vực nuôi trồng thủy sản Tuy Phong với kết quả vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT 3,18 lần
Hàm lượng clorua (Cl-) nước ngầm đạt quy chuẩn cho phép tại khu vực sản xuất nước khoáng Tuy Phong và cụm chế biến hải sản Tân Phước. Riêng đối với khu vực nuôi trồng thủy sản Tuy Phong vượt chuẩn cao nhất đợt 1 (3.369,40 mg/l) so sánh kết quả quan trắc của năm 2014 tại khu vực này đều vượt chuẩn. Hiện khu vực có dấu hiệu nhiễm mặn.
Hàm lượng COD nước ngầm tại các khu vực nuôi trồng và chế biến thủy hải sản có 3/5 vị trí vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT (4,0 mg/l) là làng nghề cụm chế biến hải sản Mũi Né, khu vực nuôi trồng thủy sản La Gi và Cụm chế biến hải sản Tân Phước.
Qua kết quả phân tích Coliform đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Riêng đối với khu vực sản xuất nước khoáng Tuy Phong và CBHS Tân Phước hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn quy định QCVN 09:2008/BTNMT.
                Chất lượng nước ngầm khu vực nông nghiệp và làm muối bao gồm khu vực trồng Thanh Long - Hàm Thuận Nam, khu vực làm muối Tân Thuận, khu vực trồng cao su Tánh Linh, khu vực trồng lúa xã Hồng Thái, khu vực chăn nuôi huyện Bắc Bình, khu vực trồng lúa huyện Đức Linh.
 

Giá trị pH nước ngầm khu vực nông nghiệp và làm muối dao động trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Độ cứng khu vực nước ngầm đạt QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Hàm lượng TS nước ngầm đạt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Riêng hàm lượng TS của khu vực chăn nuôi Bắc Bình vượt quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT 2,12 lần.
Hàm lượng Clorua (Cl-) tại hầu hết vị trí lấy mẫu đạt QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm trừ khu vực chăn nuôi Bắc Bình COD vượt chuẩn cao (1750,29 mg/l) vượt quy chuẩn là 7 lần và khu vực làm muối Tân Thuận (443mg/l) vượt 1,7 lần.

Hàm lượng Coliform tại hầu hết các vị trí đều vượt QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.


Các tin tiếp
CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ 1 NĂM 2015   (3/6/2015)
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM ĐỢT 1 NĂM 2015   (3/6/2015)
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ĐỢT 1 NĂM 2015:   (3/6/2015)
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐỢT I TRONG NĂM 2015   (3/6/2015)
Tìm kiếm
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    2175174