Hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn: 2010 - 2020
8:31' 20/11/2012
Hội nghị quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận

Để đánh giá diễn biến về chất lượng môi trường, khảo sát nguồn phát sinh chất thải và dự báo mức độ bị ảnh hưởng theo định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .

Trung tâm Quan trắc Môi trường Bình Thuận  đã Quan trắc các thành phần môi trường đất, nước, không khí theo Quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2020. Cụ thể:



Quan trắc điểm nền:

Điểm nền đối với môi trường không khí: vùng lâm nghiệp và khu vực gần biển – là nơi ít chụi ảnh hưởng bởi các biến động về thời tiết, nguồn thải và đại diện cho khí hậu trong khu vực đó. Do điều kiện ít ô nhiễm nên các thông số và tần suất quan trắc phông nền được chọn ở mức tối thiểu.

Vùng lâm nghiệp, điểm nền chọn tại Hàm Thuận Bắc và khu vực gần biển, điểm nền chọn tại khu vực Hòa Thắng, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình
Số điểm nền: 2 vị trí
Tần xuất quan trắc: 12 lần/năm.
Điểm nền đối với môi trường nước mặt: lấy tại các sông, hồ chính đầu nguồn sông, nơi chưa bị phân nhánh và chụi tác động trực tiếp của nguồn thải.
Hoạch định 2 vị trí tại sông La Ngà thuộc xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc (khu vực giáp ranh tỉnh Lâm Đồng) và sông Lũy thượng nguồn xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình.
Tần xuất quan trắc: 12 lần/năm.

 

Quan trắc Môi trường không khí:
Trọng tâm là vùng đô thị nơi tập trung dân cư đông, do đó phần lớn nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại những khu vực này là do hoạt động sinh hoạt của người dân và các phương tiện đi lại. Ngoài ra, các điểm quan trắc còn tập trung ở các khu vực cảng cá, vùng nông nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản, khu du lịch…. (chi tiết)
Bản đồ vị trí quan trắc không khí

Quan trắc Môi trường nước mặt

Địa bàn tỉnh Bình Thuận có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt giúp điều hòa khí hậu và làm nhiệm vụ cấp nước cho sản suất, sinh hoạt, ăn uống, tưới tiêu trong nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên các sông, suối, hồ lại là nơi tiếp nhận các nguồn thải sau đó đổ vào hạ lưu ra các biền. Nếu nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của người dân. Mạng lưới quan trắc Bình Thuận quy hoạch các vị trí quan trắc nước mặt tập trung phần lớn và các hồ, đập trên địa bàn tỉnh... (chi tiết)

Bản đồ vị trí quan trắc nước mặt

Quan trắc Môi trường nước ngầm

Việc khai thác nước ngầm quá mức là một trong những nguyên nhân gây sụt lún và tạo điều kiện cho nước xâm nhập, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất  nông nghiệp, cung cấp nước sạch cho người dân.  Từ 2005 – 2009, phần lớn vị trí quan trắc nước ngầm tập trung ở TP. Phan thiết, Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong. Mật độ quan trắc và và vị trí quan trắc chưa phù hợp, do đó theo định hướng  phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, mạng lưới quan trắc sẽ phân bố lại các vị trí quan trắc theo các vùng chụi tác động như sau…. (chi tiết)

 

Bản đồ vị trí quan trắc nước ngầm

Quan trắc Môi trường nước biển 

Vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện đang trở nên bức xúc, nghiêm trọng. Sự ô nhiễm  thủy vực biển, các sự cố tràn dầu, trầm tích tích lũy kim loại nặng đang diễn ra với mức độ ô nhiềm ngày càng gia tăng

Các nội dung chính vụ phục quan trắc môi trường biển bao gồm: môi trường nước, trầm tích và sinh vật biển. Trong đó các vị trí thuộc mạng lưới quan trắc tập trung ở:
-      Vùng biển ven bờ - Là nơi chụi ành hưởng bởi các nguồn thải từ lục địa đổ vào
-      Vùng đảo: hoạt động độc lập, đại diện cho một vùng biển khá rộng.
Do vậy, các vị trí quan trắc nước biển ven bờ chọn tập trung tại các khu du lịch, bến tàu, khu vực đánh bắt thủy sản gần bờ, bến cảng, cảng cá, đảo Phú Quý....(chi tiết)

 

Bản đồ vị trí quan trắc nước biển

Quan trắc Môi trường nước thải:
Đây là nguồn ô nhiễm chính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước mặt và nước ngầm, gây nguy hại đến hệ sinh thái môi trường. Theo phân loại, nước thải được chia thành 2 loại: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Trong đó, nước thải sinh hoạt sinh chủ yếu tại các đô thị, khu dân cư thường có hàm lượng ô nhiễm thấp hơn so với nước thải sản xuất. Theo quy  hoạch giai đoạn 2010 – 2020 sẽ tiến hành quan trắc nước thải trên địa bàn tỉnh như sau...( chi tiết)

 

 

 

 

Bản đồ vị trí quan trắc nước thải

Quan trắc Môi trường đất:
Đất là nguồn tài nguyên quý giá. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất  canh tác ngày càng thu hẹp, chất lượng đất ngày   càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người ngày càng giảm. Nguyên nhân làm môi trường đất bị ô nhiễm chủ yếu là do các quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ môi trường khí, nước và chất thải rắn trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người vào môi trường đất.

Do đó, để giám sát được diễn biến chất lượng môi trường đất, cần đưa quan trắc định kỳ để theo dõi kịp thời và có biện pháp quản lý thích hợp loại tài nguyên này.... (chi tiết)

 

Bản đồ vị trí quan trắc môi trường đất


Các tin tiếp
Mạng lưới quan trắc môi trường đất giai đoạn: 2010-2020   (24/2/2013)
Mạng lưới quan trắc môi trường nước thải giai đoạn: 2010-2020   (24/2/2013)
Mạng lưới quan trắc môi trường không khí giai đoạn: 2010-2020   (24/2/2013)
Mạng lưới quan trắc môi trường nước biển giai đoạn: 2010-2020   (23/2/2013)
Mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt giai đoạn: 2010-2020   (23/2/2013)
Mạng lưới quan trắc môi trường nước ngầm giai đoạn: 2010-2020   (23/2/2013)
Hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn: 2010 - 2020   (20/11/2012)
Tìm kiếm
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    2174682